Và hẳn là các bạn cũng biết , hầu hết các kiến thức marketing được đúc kết và cập nhật từ các nguồn nước ngoài nên việc trau dồi cho mình một vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành marketing là vô cùng cần thiết.
Ấn Vàng muốn chia sẻ với các bạn từ bài viết của Mia Bùi, một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành marketing liên quan đến BRAND và ví dụ thực tế để các bạn hiểu được chúng một cách dễ dàng hơn nhiều.
1. Masterbrand
Một thương hiệu thống trị tất cả các sản phẩm và dịch vụ trong cùng một ngành hoặc cùng một doanh nghiệp
Ví dụ: Mercedes – Benz và BMW là 2 masterbrands trong ngành sản xuất ô tô.
2. Parent Brand: Thương hiệu mẹ
Một thương hiệu đóng vai trò như một sự chứng thực cho một hoặc nhiều thương hiệu phụ trong một phạm vi.
Ví dụ: Nestle Maggi là 1 parent brand gồm danh mục sản phẩm: hạt nêm Maggi, ketchup Maggi
3. Brand Positioning: Định vị thương hiệu
Các vị trí đặc biệt mà một thương hiệu được xác định trong môi trường cạnh tranh của nó để đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu đó so với các thương hiệu khác.
Ví dụ: Apple định vị dòng Iphone là premium, innovative
4. Branding: Xây dựng thương hiệu
Lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình và vô hình để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ hay công ty theo một cách hấp dẫn, và có ý nghĩa .
5. Co-Branding: Hợp tác thương hiệu
Việc sử dụng hai hoặc nhiều tên thương hiệu để hỗ trợ một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc liên doanh.
Ví dụ: Sony-Ericsson và dao cạo Philishave COOLSKIN chính là sản phẩm hợp tác giữa Philips và Nivea (Nivea for Men)
6. Endorsed Brand: Thương hiệu bảo chứng
Một tên thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ được hỗ trợ bởi một masterbrand.
Ví dụ: Tesco Metro, Nestle Kit-Kat
7. Brand Architecture: Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu đi trả lời câu hỏi: Làm thế nào để hình thành một cơ cấu chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu trong danh mục đầu tư của mình.
Ví dụ: Nhãn hàng Dove được kiến trúc theo chiều ngang: Dove soap, Dove cleansers, Dove sampoo, Dove conditioners, Dove creams,...
8. Brand Equity: Tài sản thương hiệu
Tập hợp tất cả những phẩm chất nổi bật mà một thương hiệu mang đến cho các bên liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng,…). Nó còn là những suy nghĩ và cảm xúc khác biệt làm nên thương hiệu có giá trị và có giá trị.
9. Brand Extension: Mở rộng thương hiệu
Tận dụng các giá trị của thương hiệu để đưa thương hiệu vào thị trường mới/ ngành.
Ví dụ: Từ sản phẩm tã lót cho trẻ sơ sinh Pampers, P&G mở rộng thương hiệu và cho ra đời một loạt các sản phẩm: khăn lau khô Pampers cho em bé, Bibsters - yếm dùng một lần; Wipesters - khăn lau mặt và tay; Sunnies - nước thơm lau khô.
10. Brand Harmonization: Hài hòa hóa thương hiệu
Đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm trong một phạm vi thương hiệu cụ thể có một cái tên phù hợp, những hình ảnh và lý tưởng, định vị trên một số thị trường địa lý hoặc sản phẩm/ dịch vụ.
Mia Bùi
Gia Cát - admin, www.anvang.com.vn (st)
Xem thêm:
- CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN, NGƯỜI CHƯA ĐI LÀM TIẾP CẬN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D
- VÌ SAO NEWBIE MMO HAY BỎ CUỘC
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA MARKETING VÀ QUẢNG CÁO
- NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA! BẠN THÍCH KHÔNG?
- 10 TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG HIỆU - BRAND